- 17 05 2023
1. Bọ xít hút máu người là gì
Bọ xít độc hút máu có tên khoa học là Triatominae, hay còn được gọi với nhiều tên dân dã khác như bọ ám sát, bọ hôn,... Loại côn trùng này sống chủ yếu nhờ máu từ các loại động vật có xương sống, có 1 số ít khác có thể hút máu từ các loài động vật không xương sống còn lại. Bọ xít này sống tụ tập thành tổ, giống bọ xít này chủ yếu xuất hiện nhiều tại châu Mỹ, còn lại châu Úc, châu Phi và châu Á thì hiếm gặp hơn.
2. Các loài bọ xít hút máu người
Các loài bọ xít hút máu người có ngoại hình khác biệt với các loại bọ xít vô hại chúng ta thường thấy. Loại bọ xít này có màu nâu sẫm, con trưởng thành có thể dài tới 3,5cm, phần bụng của chúng có hình dẹp, màu sọc vàng cam 2 bên thân. Giống bọ này hoạt động mạnh mẽ nhất vào ban đêm, chúng sẽ bị thu hút mạnh mẽ với các mùi từ tóc, da hay mồ hôi.
Triatoma infestans:
Triatoma infestans là một loài bọ xít thuộc họ Reduviidae. Nó là loài chủ yếu gây ra bệnh Chagas ở Nam Mỹ. Triatoma infestans thường sinh sống trong nhà và ẩn mình trong các khe hở của tường, nơi chúng đợi để hút máu con người vào ban đêm. Bệnh Chagas do loài bọ xít này truyền nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi.
Triatoma dimidiata:
Triatoma dimidiata là một loài bọ xít cũng gây ra bệnh Chagas. Loài này phân bố rộng khắp ở Trung Mỹ và Nam Mỹ, từ Mexico đến Colombia. Triatoma dimidiata sống trong các môi trường như cây cỏ, ngôi nhà, chuồng gia súc và hang động. Chúng thường hút máu con người vào ban đêm và truyền nhiễm ký sinh trùng Trypanosoma cruzi.
Rhodnius:
Rhodnius là một chi bọ xít gồm nhiều loài có khả năng gây ra bệnh Chagas. Chúng thường sống trong các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Nam Mỹ và Trung Mỹ. Rhodnius thường ẩn mình trong cây cỏ, nơi chúng đợi để hút máu động vật và con người. Nhiễm trùng ký sinh trùng Trypanosoma cruzi thông qua loài bọ xít Rhodnius có thể gây ra bệnh Chagas.
3. Bọ xít hút máu sống ở đâu?
Bọ xít hút máu sống ở nhiều vùng trên thế giới, tùy thuộc vào loại bọ xít và môi trường sống của chúng. Dưới đây là một số địa điểm phổ biến mà bọ xít có thể được tìm thấy:
Trung và Nam Mỹ: Nhiều loại bọ xít, bao gồm Triatoma infestans và Rhodnius, sống ở các nước như Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Ecuador, Paraguay, Peru và Venezuela. Đây là vùng phổ biến bệnh Chagas.
Bắc Mỹ: Bọ xít lông chim (Cimex lectularius) và một số loài bọ xít khác được tìm thấy ở Bắc Mỹ, bao gồm Hoa Kỳ và Canada. Chúng thường sống trong nhà, đặc biệt là trong giường và đệm.
Châu Âu: Bọ xít lông chim cũng có thể được tìm thấy ở một số khu vực ở châu Âu, bao gồm Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Châu Phi: Một số loài bọ xít, chẳng hạn như Triatoma dimidiata, có thể được tìm thấy ở các khu vực như Trung Phi, Nam Phi và phần phía nam của châu Phi.
Các loài bọ xít hút máu người thường thấy xuất hiện nhiều vào mùa hè, nhất là ở những nơi càng ẩm thấp, tối tăm chúng càng thích trú ngụ. Giống loài này rất thích đẻ trứng ở các thành giường, thành tủ hoặc ẩn trú ở các đống gỗ ẩm, trứng của chúng có màu trắng ngà và kích thước khoảng 1-1,5mm.
Thậm chí mỗi lứa sinh sản, bọ xít có thể đẻ từ 150 đến 200 trứng, su đó chưa đầy 20 ngày toàn bộ số trứng đó sẽ nở thành những con bọ xít non và lớn dần. Vậy hãy thử tưởng tượng chỉ cần 1 cặp bọ xít trú ngụ trong nhà chúng ta thì chỉ chưa đầy 1 tháng chúng sẽ tạo ra 1 ổ sát nhân hút máu nguy hiểm với con người.
4. Vết bọ xít hút máu người
Bọ xít độc hút máu người là loài côn trùng rất nguy hiểm đối với con người khi bị cắn. Những vết bọ xít hút máu người không đau nhưng gây ra nhiều biến chứng và nguy cơ bị lây nhiễm các loại bệnh khác rất nguy hiểm.
Một số trường hợp khi mới bị cắn sẽ trở nên đau nhức, sưng đỏ,...Để lâu 1 thời gian sẽ xuất hiện 1 số triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, run rẩy,...Nếu có những triệu chứng này sau khi bị côn trùng đốt phải lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, tránh trường hợp người bị cắn có những phản ứng sốc phản vệ và nguy hiểm hơn là tử vong.
Ngoài ra bọ xít độc hút máu còn là loại côn trùng trung gian mang mầm bệnh khác đặc biệt trong số đó có bệnh ký sinh trùng Chagas thường thấy ở châu Mỹ.
5. Cách trị bọ xít hút máu người
Khi bị côn trùng có độc như bọ hút máu cắn thì chúng ta cần phải biết 1 số cách trị bọ xít hút máu người tạm thời. Những con bọ xít này giống loài muỗi sử dụng 1 chiếc vòi để đâm vào phần da thịt mềm và hút máu, vì vậy mà những vết cắn được tìm thấy chủ yếu ở vùng mặt, cổ,...
Sau khi bị đốt bởi côn trùng, nếu xác định đó là bọ xít độc hút máu thì cần sơ cứu cơ bản và quan sát thêm xem có xuất hiện những biến chứng nào nghiêm trọng hơn không. Một số cách sơ cứu như sau:
- Rửa bằng nước sạch và xà phòng kháng khuẩn cho vết cắn.
- Dùng thuốc sát trùng làm sạch vết cắn
- Không được gãi, chà sát vị trí bị cắn để tránh nhiễm trùng.
- Có thể dùng thêm các loại thuốc kháng sinh giúp chống viêm, chống dị ứng và giảm đau.
- Theo dõi sát sao các dấu hiệu sinh tồn và cần đưa đi bệnh viện để cấp cứu kịp thời.
Cửa lưới chống muỗi giúp ngăn bọ xít bay vào nhà
Bọ xít độc hút máu là loài côn trùng nhỏ và rất hại, vì vậy hơn hết việc phòng tránh chúng vẫn là điều cần thiết, nhất là với những nhà có trẻ nhỏ. Bọ xít độc hút máu cũng giống loài muỗi khi thích sống ở những nơi ẩm thấp và kẽ tường, thành giường,...vì vậy các gia đình ngoài việc giữ gìn vệ sinh, thông thoáng chỗ ở nên sử dụng thêm những loại cửa lưới để ngăn chặn côn trùng nói chung cũng như các loài bọ xít độc hút máu nói riêng.
Sử dụng cửa lưới chống muỗi Hòa Phát sẽ giúp bảo vệ gia đình bạn khỏi những loài côn trùng gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe. Cách thức lắp đặt, thi công dễ dàng cùng đội ngũ nhân viên tư vấn, bạn sẽ dễ dàng chọn được cho mình loại cửa lưới phù hợp nhất, giá cả phải chăng nhất.
Bọ xít hút máu người là loại côn trùng có độc và tiềm ẩn nhiều loại bệnh ký sinh trùng khác, nếu bị loài côn trùng này cắn sẽ có những triệu chứng nguy hiểm đến tính mạng. Để bảo vệ cả gia đình và đặc biệt là các em nhỏ, hãy sử dụng cửa lưới chống muỗi để ngăn chặn việc tiếp cận của giống loài gây hại này.